Căn bếp lãng mạn - phong cách nội thất romanticism cho kỳ nghỉ dài, tại sao không?
Biển thì sao lại là đồi núi ở đây? Lại sỏi đá nữa? Nhưng thật sự là ở Quy Nhơn, núi nghiêng tận ra sát biển, sỏi đá xen lẫn bờ cát. Nếu ra bãi Kỳ Co và Eo Gió, bạn sẽ hiểu những ca từ này. Biển cả và núi đồi giao hòa, cát trắng đến kinh ngạc, biển xanh trong như ngọc, những cồn đá rêu phủ xanh dờn…Nhận định CLB Hà Nội vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (19 giờ 45 ngày 29.3): Hùng Dũng sẽ được tặng quà?
Ngày 31.12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã ký văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, biểu dương Tỉnh ủy Cà Mau vì những nỗ lực vượt bậc trong việc triển khai thực hiện Công điện số 130/CĐ-TTg ngày 10.12.2024 về thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội.Theo văn bản trên, tại báo cáo số 1585-CV/TU ngày 17.12.2024, Tỉnh ủy Cà Mau đã trình bày chi tiết các giải pháp cụ thể, rõ ràng trong việc thực hiện Công điện 130/CĐ-TTg. Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải được Thủ tướng đánh giá cao nhờ chỉ đạo sát sao, quyết liệt, phân công nhiệm vụ minh bạch, đôn đốc kịp thời và tháo gỡ khó khăn, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau. Hành động khẩn trương, quyết liệt này không chỉ tháo gỡ vướng mắc mà còn thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai các dự án, góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương.Thủ tướng kỳ vọng Cà Mau tiếp tục giữ vững tinh thần đoàn kết, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, Thủ tướng khuyến khích các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là những nơi có khu công nghiệp và khu kinh tế lớn, học hỏi mô hình triển khai hiệu quả từ Cà Mau để giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội.Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các nội dung được nêu trong Công điện 130/CĐ-TTg. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được giao nhiệm vụ chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền (nếu có), đồng thời báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ.
Lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển sinh thế nào là hợp lý?
Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Sen quanh năm quanh quẩn ở chợ, ít dịp được gặp gỡ bạn bè, vui chơi. Đồng cảm và thương nhiều chị em cũng như mình, bà lập nhóm nhảy dân vũ, biến chợ thành sân khấu với phông nền biểu diễn là sạp thịt, gian rau củ…, lan tỏa năng lượng tích cực.Bà Sen bán thịt bò ở chợ Nam Dong đã 30 năm, là người năng động, thích văn nghệ. Ba năm trước, con gái của bà tải các ứng dụng mạng xã hội để mẹ tham gia, kết bạn. Nhờ vậy, người mẹ 3 con cập nhật được trào lưu, xu hướng mới của giới trẻ. Thấy nhiều người quay video cuộc sống thường ngày, ca hát, nhảy múa…, bà cũng học theo.Khoảng 2 năm nay, cứ khoảng 11 giờ, gần trưa vãn khách, bà Sen cùng nhiều tiểu thương khác nhảy múa, diễn kịch ngắn; mục đích là để giải tỏa căng thẳng, tìm tiếng cười, niềm vui sau buổi sáng làm việc. Thỉnh thoảng, bà Sen đăng video lên mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận tích cực, có nhiều video thu hút cả triệu lượt xem."Mục đích của chúng tôi là muốn truyền năng lượng tích cực, vui vẻ đến với cộng đồng. Cả thời thanh xuân chị em tiểu thương chúng tôi gắn bó với góc chợ nhỏ. Lo cho con cái trưởng thành thì chúng tôi cũng sắp già rồi. Thay vì đợi ai đó mang lại niềm vui thì mình tự tạo ra ngay tại nơi mình làm việc vậy", bà Sen nói.Đội "nghệ sĩ chợ" của bà Sen gồm các tiểu thương bán thịt bò, thịt heo, rau củ, bún, đồ gia dụng... Nhóm thường nhảy những điệu tự do theo các bài nhạc đang thịnh hành. Gần đây, mọi người thích điệu Rumba nên cũng đang tập luyện. Tiếng là tập nhưng bà Sen chỉ hướng dẫn qua các động tác đơn giản, sau đó mọi người nghe nhạc và nhảy theo khả năng.Bà Bùi Thị Luyến (54 tuổi), bán bún ở chợ được 15 năm, cho biết: "Cứ khoảng 11 giờ vắng khách là đến giờ của chúng tôi vì lúc đó mới rảnh. Chị em trong nhóm hầu hết trên 40 tuổi, các chị trên 60 tuổi cũng tham gia nhảy nữa. Từ ngày tham gia nhóm nhảy ở chợ, tôi thấy yêu đời hơn, trẻ ra".Cũng như bà Luyến, bà Phạm Thị Mát (50 tuổi) bán thịt heo ở chợ 30 năm nay cũng khẳng định từ khi tham gia nhóm, bà thấy tinh thần và sức khỏe tốt hơn. Chưa kể, tinh thần đoàn kết, tình cảm các chị em dưới "mái nhà chợ Nam Dong" ngày càng tốt hơn.Tuy mỗi ngày chỉ tranh thủ khoảng 30 phút buổi trưa để tập luyện, nhưng ai nấy đều thấy năng lượng được nạp đầy sau buổi sáng dậy sớm làm việc. "Chúng tôi thường không tập nhiều đâu, có khi đang nhảy quay video thì khách gọi, phải bỏ ngang để đi bán. Nhờ có nhóm mà chúng tôi được đi đây đó, đi giao lưu văn nghệ, học hỏi thêm nhiều điều mới", bà Mát nói.Bà Sen chia sẻ, đứng sạp hàng buôn bán tuy không quá vất vả, nhưng thời gian ở chợ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Tuy là công việc tự do, làm chủ được thời gian nhưng vì bán lâu năm nên các bà, các chị đều có nhiều mối sỉ là các quán ăn. Vì thế, đôi khi muốn nghỉ một bữa để đi chơi cũng khó. Còn chuyện đi du lịch xa thì bà Sen và mọi người chưa ai dám nghĩ đến.Nhớ nhất là hồi năm ngoái, bà Sen thấy mạng xã hội chia sẻ thông tin Đắk Lắk điểm du lịch thu hút nên rủ cả nhóm cùng đi."Hơn 30 người, thuê 3 xe đi từ nhà lên Đắk Lắk vui chơi. Có người còn mang theo 2 - 3 bộ quần áo đẹp để thay, chụp hình nhiều kiểu. Đó là lần hiếm hoi tiểu thương chợ Nam Dong được đi chơi xa, được mặc đồ đẹp chụp ảnh cùng nhau", bà Sen kể, giọng hào hứng.Ở tuổi sắp được bồng cháu, được lên chức bà, bà Sen cho rằng sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Bà cho rằng mỗi người nên chọn cho mình một hoạt động thể dục thể thao, một hội nhóm bạn bè phù hợp để tham gia."Vì không có thời gian tập thể dục buổi sáng nên nhóm tiểu thương tập vào buổi trưa, vừa được giải tỏa căng thẳng, vận động tay chân, vừa thỏa đam mê văn nghệ, miễn là không làm ảnh hưởng thời gian dành cho gia đình là được", bà Sen nói.
Ban Chỉ đạo 35 T.Ư vừa giao các đơn vị liên quan tổ chức "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025", trong đó Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn là đầu mối tiếp nhận, chấm và đề cử các bài dự thi của đoàn viên, thanh niên.Phát biểu tại buổi họp báo triển khai cuộc thi vừa diễn ra, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, cho biết cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một hoạt động rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết 35, Kết luận 89 của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong đó có đoàn viên, thanh niên về nền tảng tư tưởng của Đảng, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác này. Đồng thời, thông qua cuộc thi, các cơ quan, tổ chức, địa phương có thêm chất liệu, sản phẩm để tăng cường tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. "Qua 4 lần tổ chức, cuộc thi đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ, ngày càng thu hút đông đảo đảng viên, quần chúng nhân dân tham gia. Đặc biệt, những cải tiến, đổi mới của cuộc thi, nhất là việc bổ sung hình thức thi sản phẩm truyền thông đã tạo điều kiện để lan tỏa mạnh mẽ những giá trị, tác phẩm dự thi tới cộng đồng, phù hợp với đặc thù của từng lứa tuổi. Những con số thống kê ấn tượng về số lượng bài dự thi qua các lần tổ chức đã nói lên điều đó", anh Nguyễn Minh Triết nói. Theo anh Nguyễn Minh Triết, với trách nhiệm của mình, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh những năm qua đã xác định đây là một trong những trọng tâm công tác của Ban Chỉ đạo 35 Đoàn Thanh niên các cấp; triển khai vận động đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Đặc biệt, năm 2024, với nhiều phương thức triển khai quyết liệt, trong toàn Đoàn đã có 63.779 đoàn viên, thanh niên tham gia với 127.532 bài dự thi đã được nộp, nhiều hơn gấp 6,6 lần so với năm 2023; các cấp bộ Đoàn tổ chức chia sẻ, lan tỏa 11.632 bài dự thi trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tổng hợp 1.153 bài viết trong kỷ yếu điện tử và triển khai rộng rãi để tất cả các cấp bộ Đoàn tham khảo, nghiên cứu, sử dụng. Đã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả từ cơ sở, như tổ chức riêng cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông, đưa việc tham gia cuộc thi vào sinh hoạt của các câu lạc bộ lý luận trẻ…Anh Nguyễn Minh Triết cũng cho biết, Ban Bí thư T.Ư Đoàn sẽ tổ chức hoạt động hưởng ứng cuộc thi và giao ban, đôn đốc hàng tuần, triển khai mạnh mẽ, quyết liệt trong toàn hệ thống; lan tỏa thông tin, tuyên truyền về cuộc thi trên tất cả các nền tảng truyền thông, báo chí xuất bản của Đoàn để tăng cường sự tham gia và số lượng bài dự thi trong thanh niên."Chúng tôi tin tưởng rằng, cuộc thi sẽ nhận được sự hưởng ứng và tham gia trách nhiệm, tích cực của tuổi trẻ, thông qua đó, giúp mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên ý thức rõ trách nhiệm của mình với quê hương, với đất nước, mỗi tổ chức; tin tưởng vào nền tảng tư tưởng của Đảng, tự biết "chắt lọc" thông tin đúng - sai, tự cảm thấy bất bình và tự giác hành động khi thấy thông tin sai lệch ảnh hưởng tới Đảng, tới đất nước", anh Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh.Theo kế hoạch của ban tổ chức, Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn sẽ gửi tối đa 200 tác phẩm cho tất cả các thể loại tham gia dự thi cấp T.Ư.Tác phẩm dự thi là sản phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội tính từ thời điểm phát động cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025 (ngày 20.10.2024). Ban tổ chức cuộc thi cấp T.Ư nhận hồ sơ, tác phẩm dự thi từ thời điểm họp báo công bố triển khai cuộc thi (ngày 6.2) cho đến hết ngày 15.7 (tính theo dấu bưu điện). Các tác giả, nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn (các tỉnh, thành Đoàn và tương đương gửi tác phẩm dự thi về Ban Chỉ đạo 35 T.Ư Đoàn và báo cáo kết quả cho Ban Chỉ đạo 35 địa phương).Dự kiến cuối tháng 10.2025 sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi cấp T.Ư.Ban Chỉ đạo cuộc thi cấp T.Ư sẽ trao giải theo 5 loại hình tác phẩm dự thi, gồm: tạp chí, báo, phát thanh, truyền hình, video clip. Mỗi loại hình tác phẩm báo, tạp chí dự kiến trao 3 giải A, 6 giải B, 10 giải C, 20 giải khuyến khích. Mỗi loại hình tác phẩm phát thanh/truyền hình dự kiến trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải khuyến khích; loại hình video clip dự kiến trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 6 giải khuyến khích. Ban Chỉ đạo cuộc thi cấp T.Ư dự kiến lựa chọn, trao 1 giải đặc biệt cho tác phẩm thuộc tất cả các loại hình.Ban tổ chức trao 20 giải tập thể xuất sắc cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình một cách sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp T.Ư đạt chất lượng tốt, trong đó có tác phẩm đoạt giải chính thức.Trao 20 giải triển vọng cho tác phẩm dự thi của tác giả, nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng chung khảo có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên; trao phần thưởng cho tác giả cao tuổi, nhỏ tuổi tiêu biểu.
Cần công bằng với cầu thủ Việt Nam chơi bóng ở nước ngoài
Lưu Kiền là một trong những xã miền núi, cách trung tâm H.Tương Dương 18 km. Xã có 957 hộ dân thì 92% là dân tộc thiểu số. Với xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tuy nhiên, chính quyền và người dân trong xã đang nỗ lực để xây dựng nông thôn mới.